Nấm lim xanh có tác dụng gì?

Nấm lim xanh có tác dụng gì?

Hiện nay, các công dụng của nấm lim xanh vẫn còn là 1 bài toán với giới y khoa vì còn rất nhiều công dụng của loại thảo dược quý hiếm này chưa được khám phá và tận dụng hết. Vậy, nấm lim xanh có tác dụng gì? Nấm lim xanh có thực sự chữa được ung thư

Tác dụng của nấm lim xanh chữa bệnh gì?

Nấm lim rừng rất dễ nhận biết, nấm lim xanh mọc trên cây lim già đã chết trong các khu rừng nhiệt đới, nấm mọc từ rễ lên, xuyên mặt đất, phân hủy cành nhỏ hoặc lá mục thì có thân dài 8 – 12cm, mũ nấm mỏng chỉ xấp xỉ 1 – 2 cm. Còn đối với nấm lim xanh mọc từ thân cây phá gỗ, phân hủy gỗ để lấy dưỡng chất, không bị dính đất. Nấm có đặc điểm là phần thân ngắn, tầm 2 – 5cm, mũ nấm khá dày. Vì sinh trưởng trên loại gỗ quý hiếm như vậy nên nấm linh xanh cũng vì thế mà khan hiếm, có chứa hơn 100 vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng gần giống với đông trùng hạ thảo và nhân sâm như vitamin A,C,B,E hay adenosine,… có lợi cho sức khỏe con người. 

Nấm lim xanh được Viện Dược liệu Trung ương nghiên cứu và công nhận về hiệu quả chữa trị bệnh gan. Đặc biệt, theo một tạp chí y tế xuất bản tại Mỹ, trong nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, bác sĩ Kerry Martain và các cộng sự đã đạt hiệu quả khả quan khi sử dụng nấm lim xanh làm thuốc chữa ung thư. Từ đó, giống nấm này trở thành “thần dược bách bệnh” được săn lùng trên thị trường. 

Tác dụng của nấm lim vẫn là bài toán khoa học đang đi tìm lời giải, tuy nhiên theo tài liệu khoa học và dân gian cho biết nấm lim xanh không có tác dụng phụ hoặc không đáng kể chỉ xảy ra trong quá trình thích nghi với các dược chất của nấm; không có tương tác nào đối với các thuốc Tây y hiện đại (dựa theo thử nghiệm lâm sàng), tác dụng chia thành hai nhóm như sau:

Nhóm các tác dụng hỗ trợ điều trị, điều trị ngăn ngừa:

Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư (các dạng ung thư và u, bướu); xơ gan, gan nhiễm mỡ; phì đại tiền liệt tuyến; phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ, thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông máu nhờ sản sinh ra oxy trong máu; chữa bệnh gout (bệnh gút) hay còn gọi là bệnh thống phong; viêm khớp, đau nhức khớp; tiểu đường (đái tháo đường); đau dạ dày, đại tràng; bổ sung các vitamin, khoáng chất giúp làm chậm quá trình lão hóa da; sản sinh collagen giúp lớp biểu bì căng bóng, mịn màng; ức chế melanin gây nên tình trạng sạm da, sạm da ở chị em phụ nữ; loại bỏ cholesterol dư thừa trong máu, giảm nguy cơ béo phì. Thừa cân, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch; hỗ trợ điều trị tiểu đường nhờ cơ chế kích thích sản sinh ra insulin tự nhiên…

Nhóm tác dụng phục hồi, tăng cường chức năng:

Giải độc gan (do rượu, bia, độc tố) hay còn gọi là ngộ độc cồn etylic trường diễn hoặc cấp tính; tăng cường sinh lực; giảm mỡ máu; giảm cao huyết áp; giảm mỡ thừa (giảm béo, chống tăng cân); giải độc, thanh lọc cơ thể; kháng viêm; cải thiện sức khỏe, hạn chế các biến chứng của ung thư dạ dày. Thực quản, ung thư vú, viêm gan ABC, ung thư gan, tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng về thần kinh, di căn; cải thiện tình trạng mất ngủ, stress kéo dài, hay biếng ăn ở trẻ,…

Cách sử dụng nấm lim xanh hiệu quả nhất

  • Đối với mục đích bồi bổ sức khỏe, trị mất ngủ, làm đẹp da, tóc. Giảm cân, tăng cường sinh lý thì chỉ nên dùng 10 – 20g nấm lim xanh/ngày.
  • Đối với người có bệnh lý thì sử dụng trung bình 20 -30g nấm lim xanh/ngày. 
  • Cần kiên trì sử dụng khoảng 4 tháng trở lên để thấy hiệu quả tốt nhất (tùy cơ địa mỗi người). 

Lưu ý khi dùng nấm lim xanh

Các bác sĩ cũng khuyến cáo không được từ bỏ các phác đồ điều trị theo Tây y khi sử dụng nấm lim xanh:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng 
  • Uống cách nhau 30 phút nếu dùng chung với thuốc tây 
  • Nên dùng nồi chất liệu sứ, nồi đất để đun nấm
  • Không sử dụng long nhãn với nấm lim xanh 
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú. người bị bệnh thận và trẻ em.
  • Người mẫn cảm với thành phần của nấm lim cũng không nên sử dụng.