Những ai không nên dùng nấm linh chi?

Nấm linh chi nổi tiếng là loại thảo dược thượng hạng “chữa bách bệnh” kể cả ung thư mà không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, nấm linh chi cũng kén đối tượng sử dụng và có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu bạn vẫn sử dụng chúng dù thuộc 1 trong nhóm những đối tượng không nên dùng nấm linh chi mà không hề hay biết. Vậy, những ai không nên dùng nấm linh chi?

Đối tượng không nên dùng nấm linh chi.

Người huyết áp thấp:

Nấm linh chi rất tốt cho những người mắc bệnh cao huyết áp. Nhưng sẽ ngược lại với bệnh nhận huyết áp thấp bởi chúng có tính hàn có thể bị tăng cảm giác chóng mặt, buồn nôn, huyết áp bị hạ rất nhanh. Đồng thời làm hạn chế sự hình thành các màng máu và gây chảy máu không ngừng. Vì vậy, người bị huyết áp thấp tuyệt đối không được sử dụng nấm linh chi. 

Người đang chờ phẫu thuật, mới phẫu thuật xong:

Người đang chờ phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật xong không nên sử dụng nấm linh chi. Vì lúc này cơ thể đang cần sự ổn định để các bác sĩ đo các chỉ số sức khỏe được chính xác nhất. Sử dụng nấm linh chi có thể gây rối loạn các chỉ số sinh thiết của cơ thể. Không có lợi cho việc xác định phác đồ điều trị. Ngoài ra, trong thành phần của nấm linh chi có một số hoạt chất. Có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu. Loãng máu dẫn đến khó cần máu cho vết thương và rất nguy hiểm. 

Người dị ứng khi ăn các loại nấm:

Người bị dị ứng với thành phần của nấm cũng không nên sử dụng.

Ai đã từng dị ứng với nấm cũng nên cẩn trọng trước khi dùng nấm linh chi. Vì nếu đã từng bị dị ứng khi ăn nấm thì họ cũng dễ gặp phải tác dụng phụ của nấm linh chi khi sử dụng. Như hoa mắt, chóng mắt, buồn nôn, phát ban, ngứa ngáy…. Vì vậy, nên đọc kỹ những thành phần của nấm linh chi trước khi sử dụng. 

Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày:

Những người bị đau, viêm loét dạ dày thì không nên sử dụng nấm linh chi hoặc phải để vết loét dạ dày lành lại thì mới uống và chỉ dùng 1 lượng rất nhỏ, pha thêm cùng với mật ong và chỉ uống sau khi ăn no khoảng 30 phút. Vì người bị bệnh dạ dày có thể vị xuất huyết dạ dày hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu mà tác dụng dược lý của nấm linh chi là ức chế tập kết tiểu cầu và kéo dài thời gian đông máu chính vì vậy có thể làm bệnh nhân chảy máu nặng hơn. Dạ dày co bóp quá mạnh và tính hàn của nấm linh chi cũng không có tác dụng tốt cho nhóm đối tượng này. 

Những người bị thiếu âm, nội nhiệt:

Nấm có tính hàn mạnh không tốt cho bệnh nhân thiếu âm

Là tình trạng cơ thể xuất hiện các triệu chứng quá nóng như sợ nóng. Sợ nhiệt, đổ mồ hôi lạnh, khó chịu, khô miệng, phân khô và nước tiểu đỏ. Lúc này, nếu sử dụng nấm linh chi dễ sinh hỏa vượng. Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh nhân.  

Người bị sốt, cảm lạnh:

Với người ốm, cơ thể suy nhược, các cơ quan nội tạng suy yếu. Làm việc chậm nên nếu dung nạp thuốc bổ rất dễ gây phản tác dụng. Cơ thể không thích nghi kịp. 

Những bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tuần hoàn máu:

Những người rối loạn xuất huyết. Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người bị rối loạn chảy máu nhất định. Những người rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu). Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu. 

Phụ nữ mang thai và cho con bú:

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng nấm linh chi

Phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng nấm linh chi nhất là ở tuần thai kỳ từ 1 – 4 tháng, lúc này cơ thể rất nhạy cảm với các thành phần dược chất, dễ sảy thai. Nấm linh chi có một số gây co bóp tử cung. Xuất huyết và khó đông máu không tốt cho phụ mang thai. Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì. Việc sử dụng nấm linh chi cũng không được khuyến khích nhiều bởi nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và bé. 

Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú cũng không nên uống nấm linh chi vì sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, các chất có trong thực phẩm, dược phẩm mẹ ăn, uống cũng sẽ có trong sữa. Vị của nấm rất đắng sẽ làm bé khó uống, sợ sữa mẹ. Ngoài ra, hàm lượng dược chất trong nấm linh chi rất mạnh. Nếu trẻ hấp thu khi mà cơ thể trẻ còn non nớt. Các cơ quan chưa hoàn thiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cho con. 

Nếu mẹ bầu có sức khỏe yếu, huyết áp thấp, thiếu máu, đau dạ dày, tim mạch thì không nên uống nấm linh chi mà nên dùng các thực phẩm như yến sào hoặc đông trùng hạ thảo để bồi bổ. 

Đối với trẻ em:

Dùng kèm mật ong với nấm linh cho trẻ và phải cẩn trọng khi sử dụng

Theo những nghiên cứu của viện Y khoa Robart London Ortario và bệnh viện Hijitaky Tokyo đã chứng minh một số tác dụng tốt của nấm linh chi với cơ thể trẻ em như khả năng nâng cao hệ miễn dịch, giải độc cơ thể, giúp trẻ hấp thu tốt hơn,… Vì thế, cần cẩn trọng, không để trẻ em có số cân nặng quá thấp, ốm yếu. Thiếu dinh dưỡng nặng hoặc đang sử dụng một số loại dược phẩm đông máu, hạ huyết áp… ‘

Dùng nấm linh chi vì sẽ gây loãng máu, chóng mặt. Ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có nấm linh chi. Trẻ em ở giai đoạn dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn non nớt chưa thể hấp thu được nhiều dưỡng chất. Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi nên cẩn thận khi cho dùng sản phẩm nấm linh chi chiết xuất nguyên chất, do không thể phân tích được liều lượng chính xác, khó điều chỉnh liều lượng.

Lưu ý:

Hiện nay chưa có 1 nghiên cứu chính thức nào kết luận chính xác các đối tượng không nên dùng nấm linh chi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo những đối tượng trên đây không nên sử dụng hoặc cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nấm linh chi. Hãy lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.